Cách vệ sinh máy điều hòa

 

Bảo vệ sức khỏe không chỉ đến từ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Bảo vệ sức khỏe còn đến từ việc bảo đảm nguồn không khí sạch của chiếc máy lạnh. Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm sau đây sẽ mang lại bầu không khí trong lành, mát lạnh và an toàn sức khỏe gia đình bạn. 

Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh một lần?

Theo các chuyên gia về điện lạnh, việc bao lâu vệ sinh máy lạnh 1 lần còn tùy thuộc vào môi trường xung quanh bạn. Liệu máy lạnh của bạn có đang hoạt động trong môi trường dễ tích tụ bụi bẩn không? Nhà bạn có nuôi thú cưng không? Nếu câu trả lời là có, bạn nên vệ sinh máy lạnh ít nhất 2 tháng/lần. 

Nếu máy lạnh nhà bạn hoạt động trong môi trường ít bụi bẩn. Bạn có thể tiến hành vệ sinh máy lạnh từ 3 tháng/lần đến 6 tháng/lần tùy vào thói quen gia đình và mức độ sử dụng máy lạnh. 

Không chỉ bảo vệ sức khỏe, việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên sẽ kéo dài tuổi thọ của máy lạnh lên đến 50%. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có  thêm nhiều năm sử dụng. Ngoài ra bạn còn hạn chế nguy cơ sửa máy lạnh, tốn kém chi phí bảo trì. 

lợi ích vệ sinh máy lạnhVệ sinh máy lạnh tại nhà thường xuyên sẽ bảo vệ sức khỏe gia đình và tiết kiệm điện (Hình ảnh: Trusthomesense)

Chuẩn bị dụng cụ

Để có thể vệ sinh máy lạnh đúng kỹ thuật và hiệu quả thì bạn cần phải chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc tháo dỡ các bộ phận và vệ sinh. Trước khi bắt đầu vệ sinh máy lạnh bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

  • Tua vít

  • Dung dịch vệ sinh máy lạnh

  • Vòi xịt nước

  • Khăn lau

  • Khẩu trang tránh bụi bẩn

  • Bàn chải

  • Dầu máy 

  • Đồng hồ đo gas điều hòa

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh máy lạnh tại nhàChuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh tại nhà

Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản

Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà hiệu quả và đơn giản sau đây sẽ giúp bạn không còn e ngại khi đối mặt với chiếc máy lạnh lâu ngày chưa được làm sạch: 

Bước 1: Ngắt nguồn điện, kiểm tra sơ bộ máy lạnh

Trước khi tiến hành các cách vệ sinh máy lạnh tại nhà. Bạn cần ngắt hết các nguồn điện cung cấp cho máy. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh. Tránh các nguy cơ sự cố hở điện, chập điện,… 

Sau khi đã ngắt hết nguồn điện máy lạnh. Bạn hãy kiểm tra tình trạng bên ngoài của dàn nóng và dàn lạnh máy. Loại bỏ các dị vật bên trong máy như mảnh vụn, côn trùng chết,…(nếu có). 

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra các điểm nối điện của máy. Nếu chúng còn hở hoặc lỏng lẻo, hãy siết chặt chúng sau khi kiểm tra xong các bộ phận khác. 

ngắt nguồn điện trước khi vệ sinhNgắt nguồn điện để đảm bảo an toàn trước khi vệ sinh máy lạnh

Bước 2: Vệ sinh, rửa sạch lưới lọc

Trong quá trình hoạt động, lưới lọc không khí ở bộ phận dàn nóng sẽ là nơi tiếp xúc bụi bẩn cực kỳ nhiều. Do luồng không khí từ bên ngoài được đưa vào dàn lạnh xử lý sẽ mang theo bụi bẩn trong căn phòng. Và chúng sẽ tụ lại ở bộ phận lưới lọc của máy lạnh. 

Vì thế, nhắc đến việc vệ sinh máy lạnh tại nhà, chúng ta không thể bỏ qua lưới lọc máy lạnh. Công việc vệ sinh lưới lọc máy lạnh cũng cực đơn giản chỉ với các bước sau:

  • Tháo lưới lọc ra khỏi máy: Mỗi máy lạnh sẽ có vị trí đặt tấm lọc khác nhau. Tuy nhiên có hai vị trí tấm lọc thường thấy nhất đó là phía dưới tấm nhựa ốp phía trước của máy lạnh hoặc trên đỉnh máy. Nếu chưa chắc chắn về vị trí của lưới lọc. Bạn hãy tìm hiểu thông tin của máy trên website của hãng.

  • Sau khi tháo lưới lọc, bạn phun nước ở cả 2 bề mặt lưới. Nhiệt độ của nước là không quá 40 độ C. Nhớ đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn bạn nhé.

  • Rửa lưới lọc xong, bạn lấy khăn khô lau chúng.

  • Sau đó đặt ở nơi thoáng mát cho đến khi thấy lưới khô hoàn toàn là được.

vệ sinh lưới lọcVệ sinh lưới lọc là bước đơn giản trong tất cả các bước vệ sinh máy lạnh (Hình ảnh: Unonoteband)

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng máy lạnh

Lưới lọc của dàn lạnh đã được làm sạch. Chúng ta cùng tiến hành công đoạn vệ sinh dàn nóng. Quy trình tự vệ sinh máy lạnh tại nhà không thể thiếu việc vệ sinh cánh quạt và khoang chứa. 

Đây là hai bộ phận quan trọng của cục nóng máy lạnh. Vì cục nóng được đặt ở bên ngoài nên cực kì dễ bám bụi. Trên thực tế, không chỉ lớp bụi ở lưới lọc của dàn lạnh mà bụi bám ở quạt dàn nóng cũng chính là nguyên nhân của tình trạng máy lạnh kêu to khi hoạt động. 

Tuy vậy, nhiều người vẫn e ngại việc vệ sinh cục nóng máy lạnh vì thấy cấu tạo cồng kềnh của chúng. Sau đây là hướng dẫn cách vệ sinh cục nóng đơn giản mà bạn có thể áp dụng:

  • Tháo nắp, vỏ bảo vệ bên ngoài và sử dụng khăn lau và xà phòng pha loãng để làm sạch.

  • Kế đến là vệ sinh cánh quạt gió và tra dầu cho chúng. Làm ướt cánh quạt với xịt chuyên dụng và sử dụng khăn mềm, bàn chải để loại bỏ vết bẩn. Đặc biệt làm sạch trục quay cánh quạt và tra dầu giúp chúng hoạt động trơn tru hơn.

  • Lau sạch phần nước còn còn lại bên trong cục nóng. Lắp lại phần nắp bảo vệ cục nóng máy lạnh.

  • Làm sạch cỏ, cây cối, dây leo xung quanh khu vực dàn nóng, tránh việc chúng cản trở quá trình hoạt động và có thể dẫn đến hư hỏng.

Lưu ý: Trong quá trình vệ sinh không xịt nước trực tiếp vào vị trí bo mạch sẽ gây hư hỏng thiết bị.

vệ sinh quạt cục nóngCẩn thận dùng vòi xịt kỹ cánh quạt ở cục nóng (Hình ảnh: Vtv)

Bước 4: Kiểm tra gas điều hòa

Sử dụng đồng hồ đo gas điều hòa kiểm tra lượng gas còn lại ở cục nóng. Nếu sắp hết gas thì bạn cần nạp bổ sung thêm để điều hòa hoạt động bình thường.

Tham khảo áp suất gas tiêu chuẩn và lượng gas bơm phù hợp với từng công suất máy lạnh:

Loại gas

R32 (PSI)

R410A (PSI)

R22 (PSI)

Áp suất gas định mức khi máy chạy

125 – 150 

110 – 130

60 – 78 

Áp suất gas khi máy không chạy

240 – 245

250

140 – 160

Áp suất gas tiêu chuẩn

Công suất

Máy lạnh 1.0 HP

Máy lạnh 1.5 HP

Máy lạnh 2.0 HP

Máy lạnh 2.5 HP

Lượng gas

0.85 kg

1.15 kg

1.3 kg

1.9 kg

Lượng gas cần nạp vào phù hợp với từng công suất máy lạnh

Bước 5: Lắp lại lưới lọc vào máy và chạy thử máy lạnh

Sau khi thực hiện cách vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn hãy lắp lại phần lưới lọc của dàn lạnh lúc ban đầu vào vị trí cũ. Hoàn tất các bước lắp lại chi tiết của máy lạnh.

Hãy chạy thử máy lạnh và quan sát xem máy lạnh khi hoạt động có mùi hôi hay không, có những tiếng động lạ hay có bất kỳ vấn đề bất thường nào không,…

Nếu máy hoạt động “êm mượt”, làm mát nhanh và không có tiếng va đập/tiếng ồn,… Tức là bạn đã áp dụng thành công cách vệ sinh máy lạnh tại nhà này rồi đấy. 

Vệ sinh máy lạnh sẽ mang đến cho không gian ngôi nhà nguồn không khí trong lành hơn. Không những thế, chúng còn bảo vệ tuổi thọ máy lạnh, tiết kiệm điện và góp phần bảo vệ môi trường.

lắp lại các bộ phận máy lạnh sau khi vệ sinhSau khi đã vệ sinh các bộ phận, bạn hãy lắp lại lưới lọc và thử vận hành máy

Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà

  • Hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt nguồn điện toàn hệ thống máy lạnh trước khi tiến hành vệ sinh.

  • Không xịt nước vào bo mạch điện tử, vì có thể làm hư hỏng chúng. Nếu bạn muốn vệ sinh bo mạch điện thì nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn cách làm sạch hiệu quả nhất.

  • Đặt ốc vít cùng một vị trí, tránh thất lạc trong quá trình vệ sinh.

  • Thay mới lưới lọc khi chúng có dấu hiệu xuống cấp hoặc không thể làm sạch hoàn toàn. Đây là bộ phận quan trọng giúp không khí từ máy lạnh trong lành, dễ chịu.

  • Gọi điện cho công ty chuyên về máy lạnh ngay nếu sau khi tự vệ sinh máy lạnh gặp trục trặc kỹ thuật, hoạt động không bình thường.

Dịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee uy tín, tận tâm.

bTaskee luôn mang đến cho khách hàng chất lượng cuộc sống tốt nhất thông qua những dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Luôn lắng nghe và làm việc tận tâm tạo ra dịch vụ chất lượng mang lại sự hài lòng của khách hàng.

bTaskee giúp bạn vệ sinh máy lạnhDịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee uy tín tận tâm

Về dịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee luôn cam kết:

  • Đội ngũ các chuyên gia vệ sinh máy lạnh có lý lịch rõ ràng, kiến thức chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

  • Trong trường hợp xảy ra hư hỏng trong quá trình vệ sinh máy lạnh bTaskee sẽ có trách nhiệm xử lý bồi thường cho khách hàng.

  • Chi phí vệ sinh được hiển thị rõ ràng trên app. Cam kết không phát sinh thêm chi phí.

  • Giá cả hoàn toàn tương xứng với chất lượng dịch vụ.

  • Máy lạnh được bảo hành 7 ngày sau khi được các chuyên gia vệ sinh làm sạch.

Câu hỏi thường gặp

  1. Làm thế nào để loại bỏ nấm mốc trong máy điều hòa?
    Bạn có thể loại bỏ nấm mốc trong máy điều hòa hiểu quả bằng hỗn hợp nước ấm và giấm. Xịt hỗn hợp trên lên vùng bị nấm mốc, sử dụng bàn chải cọ sạch và lau lại với khăn khô. Giấm không độc, không gây mùi khó chịu và loại bỏ nấm mốc vô cùng hiệu quả.

  2. Bao lâu thì nên vệ sinh lưới lọc một lần?
    Các chuyên gia máy lạnh khuyến nghị nên vệ sinh lưới lọc máy lạnh khoảng 6 tuần/lần. Tuy nhiên việc vệ sinh lưới lọc máy lạnh còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Ví dụ như máy lạnh hoạt động liên tục, môi trường nhiều bụi bẩn, gia đình có thú cưng,… thì bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên hơn.

  3. bTaskee vệ sinh máy lạnh giá bao nhiêu?
    Giá vệ sinh máy lạnh của bTaskee giao động từ 130.000đ đến 430.000đ. Tùy thuộc vào loại máy lạnh, công suất mà sẽ có giá khác nhau. Quý khách hàng xem thêm chi tiết bảng báo giá vệ sinh máy lạnh bTaskee.

Tuy nhiên, đôi khi việc vệ sinh máy lạnh sẽ trở nên khó khăn do chúng ta không có đủ thời gian; máy lạnh đặt ở vị trí khó vệ sinh,… Hay chỉ đơn giản là gia đình bạn đã có một đơn vị vệ sinh uy tín như dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee. Liên hệ qua hotline 1900.636.736 để được tư vấn trực tiếp hoặc tải app và trải nghiệm dịch vụ.

Thông tin liên hệ bTaskee:

  • Địa chỉ: 20 Hẻm 284/25 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, 700000

  • Hotline: 1900.636.736

  • Email: support@btaskee.com

Nguồn tham khảo: https://www.btaskee.com/kinh-nghiem-hay/cach-ve-sinh-may-lanh-tai-nha-tiet-kiem/

Địa chỉ bTaskee: https://www.google.com/maps?cid=14009803140989876075

Thông tin bTaskee: https://www.google.com/search?kgmid=/g/11h8dvxq77

Xem thêm bài viết chuyên gia máy lạnh:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ vệ sinh máy lạnh | Rửa máy lạnh tại nhà - bTaskee

Máy lạnh chảy nước phải làm sao